Kinh nghiệm chuẩn bị lễ ăn hỏi cho cả nhà trai và nhà gái

Mục lục [ Hiện ]

Nếu cô dâu chú rể vẫn còn bối rối về các nghi thức lễ ăn hỏi, cần chuẩn bị những gì cho lễ ăn hỏi, bài viết dưới đây Phương Anh Wedding sẽ giúp bạn tháo gỡ mọi băn khoăn, mời bạn theo dõi.

1. Chuẩn bị trước lễ ăn hỏi

Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi diễn ra thuận lợi, hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng lễ tráp trong lễ dạm ngõ – buổi gặp mặt thân tình giữa hai gia đình. Thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là số lẻ, từ 3, 5, 7 đến 9, 11, 15 tráp tùy vào từng nhà. Còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn từ 4, 6, cho đến 10, 12 tráp.

Điểm chung là trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen mà nhà trai chuẩn bị có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.

lễ dạm ngõ
Hai gia đình bàn bạc chuẩn bị cho lễ ăn hỏi và lễ cưới trong ngày lễ dạm ngõ

Ngoài ra cả hai gia đình, nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một đội ngũ nam thanh, nữ tú trẻ trung còn độc thân để bê tráp và đỡ tráp. Số lượng thanh niên của hai gia đình chuẩn bị tương ứng với số lượng tráp. 

Cùng trong lần gặp mặt lễ dạm ngõ, cả hai gia đình nên thống nhất ngày giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Thông thường, ngày giờ lễ ăn hỏi sẽ do gia đình nhà trai quyết định, và nếu nhận được sự đồng thuận của nhà gái thì đúng ngày giờ đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường đến nhà gái trao lễ vật.

Đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu? Về thời gian tổ chức, người xưa tổ chức lễ hỏi trước lễ cưới từ 1 đến 2 năm, tuy nhiên, ngày nay lễ hỏi có thể diễn ra trước đám cưới 1 tháng, hoặc 1 tuần. Đôi khi do điều kiện địa lý xa xôi mà buổi lễ này sẽ được gộp chung, tiến hành cùng ngày với lễ cưới.

Xem ngày cưới hỏi phải chọn ngày tốt hoặc do hai gia đình thỏa thuận với nhau sao cho phù hợp và thuận tiện nhất. Những quy định được điều chỉnh cho phù hợp với đời sống hiện đại nhưng nhìn chung vẫn không khác ngày xưa.

2. Thành phần tham gia lễ ăn hỏi

Đoàn nhà trai bao gồm: Chú rể, bố mẹ, ông bà, các thành viên khác trong họ hàng, và một số thanh niên độc thân bê tráp (bưng mâm quả).

Về trang phục, nhà trai cần chuẩn bị nhũng trang phục lịch sự cho bố chủ rể hay các bác, các chú đóng thùng với quần âu, áo sơ mi. Còn các mẹ có thể mặc áo dài truyền thống, hoặc lựa chọn đầm công sở nhằm thể hiện sự tươm tất cũng như tôn trọng nhà gái. Với chú rể nên mặc áo vest lịch sự, và đội ngũ bê tráp sẽ mặc áo dài truyền thống hoặc quần âu, áo sơ mi trắng đồng bộ.

Thành viên nhà gái bao gồm: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số bạn nữ còn độc thân để đón lễ ăn hỏi, số nữ đỡ tráp (đón lễ vật) tương ứng với số nam bưng mâm.

3. Lễ vật ăn hỏi gồm những gì?

Lễ vật ăn hỏi chính là những vật phẩm mà nhà trai mang đến nhà gái trong ngày lễ ăn hỏi. Lễ vật ăn hỏi được nhà trai chuẩn bị do sự thách cưới của nhà gái về số mâm lễ hay số lượng lễ vật theo phong tục nhà gái.

Lễ vật ăn hỏi gồm những gì? Tùy thuộc vào đặc trưng từng vùng miền mà số lượng lễ vật, loại lễ vật có thể khác nhau. Trong đó quan trọng không thể thiếu là tráp trầu cau và lễ tiền đen – vốn được coi là “tiền thách cưới” của nhà gái.

lễ vật ăn hỏi
Minh họa lễ ăn hỏi 7 tráp miền Bắc

Các lễ vật khác thường là bánh phu thê, bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho sự giao hợp âm dương. Ngoài ra còn có heo quay, xôi gấc, bánh kem, trang sức cho cô dâu,… tùy theo điều kiện kinh tế mỗi nhà. Số lượng mâm quả đám hỏi có thể là số lẻ 3,5,7,9,11 đối với miền Bắc, và là số chẵn 4,6,8,10,… đối với miền Nam.

>>> Sinh lễ đám cưới gồm những gì?

5. Kinh nghiệm chuẩn bị cho lễ ăn hỏi tại nhà gái

Lễ ăn hỏi truyền thống và hiện đại đều diễn ra tại nhà gái. Do vậy, để có một buổi lễ ăn hỏi tươm tất và thành công, cô dâu và gia đình cần chú chuẩn bị kỹ càng một số điểm dưới đây:

Sửa sang, trang trí lại nhà cửa

Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, nhà gái có thể dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa, sắp xếp lại nội thất sao cho gọn gàng và bắt mắt nhất. Đặc biệt, lễ ăn hỏi quan trọng hơn lễ dạm ngõ nên nhà gái nên trang trí đám hỏi tại nhà. Công việc trang trí đám hỏi hiện nay được các nhà đình thuê các bên dịch vụ cưới hỏi chuẩn bị từ rạp cưới, phông cưới hỏi, bàn ghế, cổng hoa,…

trang trí nhà đám hỏi
Trang trí nhà đám hỏi bởi Phương Anh Wedding

Ngoài việc dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thì bàn thờ gia tiên chính là vị trí quan trọng nhà gái cần sửa sang và chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ nhằm mời tổ tiên về tham dự lễ ăn hỏi.

Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, nước uống mời khách

Nhà gái nên chuẩn bị sẵn trái cây tươi, hạt dưa, bánh kẹo,… để mời khách. Hoa quả mời khách nên được gọt sẵn, bày biện gọn gàng, đẹp đẽ để thể hiện sự tươm tất. Nước trà được cô dâu pha sẵn để mời bố mẹ hai bên cùng những người lớn. Tất cả đều cần chuẩn bị trước giờ nhà trai đến nhằm tạo cuộc ăn hỏi hạnh phúc nhất.

bánh kẹo ăn hỏi
Bánh kẹo tiếp khách trong lễ ăn hỏi do nhà gái chuẩn bị

Chuẩn bị sẵn chỗ để nhà trai để xe

Nếu nhà gái có sân vườn rộng thì việc này khá đơn giản. Tuy nhiên, trường hợp nếu nhà gái ở khu tập thể hay diện tích hẹp thì cô dâu cần báo với chàng trai địa điểm gửi xe gần nhà gái và tiện lợi nhất.

Chuẩn bị cơm đãi khách

Nhà gái nên chuẩn bị cỗ để đãi khách sau khi lễ ăn hỏi kết thúc. Thông thường, phần cỗ ăn hỏi của mỗi nhà trai nhà gái đều đặt và ăn riêng, vì vậy mà số lượng cỗ sẽ căn cứ vào số lượng người trong từng đoàn của mỗi gia đình.

Chuẩn bị trang phục cho nhà gái

Bên cạnh việc chuẩn bị những nghi thức cho lễ ăn hỏi được hoàn hảo thì trang phục lễ ăn hỏi cũng là điều được gia đình nhà gái quan tâm. Trong lễ ăn hỏi, tốt nhất cô dâu nên mặc áo dài.

Áo dài cô dâu trong ngày lễ ăn hỏi thường được may đo riêng để vừa vặn hoặc đi thuê. Áo dài cho cô dâu mặc trong lễ ăn hỏi thường rất cầu kì, được đính đá, thêu thùa sang trọng, màu sắc rực rỡ (thường là đỏ, hồng, cam, tím, trắng), được cách điệu lịch sự, tránh mặc áo dài quá hở hang. Cô dâu nên chuẩn bị tươm tất trang phục cho mình trước khoảng 1 tuần khi lễ ăn hỏi diễn ra. Bên cạnh đó, cô dâu nên chọn cho mình 1 thợ trang điểm riêng để make up xinh đẹp trong ngày ăn hỏi.

cô dâu mặc áo dài sặc sỡ trong ngày lễ ăn hỏi
Cô dâu mặc áo dài sặc sỡ trong ngày lễ ăn hỏi

Thông thường, hai người cần đẹp nhất trong lễ ăn hỏi chính là cô dâu và mẹ cô dâu. Chính vì thế mà mẹ cô dâu cũng nên được trang điểm, làm tóc theo phong cách quý phái, sang trọng, tôn lên sự quyền quý của mẹ cô dâu. Lễ ăn hỏi mẹ cô dâu mặc gì? Thường mẹ cô dâu được mặc áo dài, trang trí đính đá, thêu thùa nổi bật.

Đội ngũ bê tráp của nhà gái được mặc áo dài đồng bộ tùy theo số tráp cần đỡ, trang điểm, làm tóc nhẹ nhàng. Tránh quá nổi bật hơn cô dâu. Bởi ngày ăn hỏi hay ngày cưới, cô dâu cần là người xinh đẹp nhất.

đội ngũ đỡ tráp

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm chuẩn bị cho ngày lễ ăn hỏi giúp hai gia đình cô dâu và chủ rê tổ chức thành công lễ ăn hỏi truyền thống. Rất hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm, chuẩn bị chu toàn để có một ngày vui trọng đại đáng nhớ của đôi uyên ương.

Nếu có nhu cầu tổ chức lễ ăn hỏi trọn gói, mời bạn gọi điện tới số Hotline 0969136536, Phương Anh Wedding sẽ giúp bạn chuẩn bị trọn vẹn tráp ăn hỏi, trang trí không gian đám hỏi nhà gái, cho thuê người bê tráp trọn gói, giá tốt nhất.

Theo: Cưới hỏi Phương Anh

Xếp hạng: 3.2 (111 bình chọn)

Rất vui

khi được trò chuyện và đồng hành cùng bạn trong sự kiện quan trọng của cuộc đời hai bạn!

Gọi ngay 0969136536

DMCA.com Protection Status