Ngày dạm ngõ, đám hỏi
Hướng dẫn Dâu - Rể chuẩn bị chu toàn cho ngày dạm ngõ, đám hỏi
Lễ dạm ngõ và đám hỏi là là hai nghi thức trong phong tục cưới hỏitruyền thống của người Việt.
Theo phong tục cưới hỏi truyền thống, cô dâu chú rể Việt Nam sẽ trải qua 3 nghi lễ quan trọng, theo thứ tự là lễ dạm ngõ, lễ đám hỏi và đón dâu; và Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng trước khi đi đến quyết định hôn nhân.
Lễ dạm ngõ còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, hay lễ nạp tài.
Về bản chất lễ dạm ngõ ngay nay là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể hơn về nhau về hoàn cảnh gia đình, gia phong, từ đó dẫn đến quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình.
Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng, nhưng lại là một tục lệ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ vật không tốn kém mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc, nên việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý.
Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi (còn gọi là lễ hỏi vợ, lễ đính hôn) là thời điểm nhà trai đem lễ vật sang nhà gái để xin kết duyên cho đôi uyên ương. Đây được coi là một giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được làm rể nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Rất vui
khi được trò chuyện và đồng hành cùng bạn trong sự kiện quan trọng của cuộc đời hai bạn!