Kinh nghiệm làm lễ cưới trong nhà thờ từ A - Z

Mục lục [ Hiện ]

Đối với những người theo đạo Thiên Chúa thì việc làm lễ cưới trong nhà thờ là điều vô cùng quan trọng và thiêng liêng khi sự kết đôi của đôi trẻ sẽ được chứng giám và chúc phúc bởi Chúa và Cha xứ. 

Đối với những người không theo Đạo thì nghi thức này còn khá lạ lẫm. Hãy để Phương Anh Wedding cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về kinh nghiệm làm lễ cưới trong nhà thờ nhé.

Một lễ cưới tổ chức tại nhà thờ 

Một lễ cưới tổ chức tại nhà thờ 

1. Quy trình làm lễ cưới trong nhà thờ

Giống như đám cưới truyền thống của người Việt thì lễ cưới trong nhà thờ cũng sẽ có những trình tự, nghi thức cố định mà nhà thờ đưa ra. 

Những trình tự, nghi thức này sẽ được Cha xứ hướng dẫn cho cặp đôi luyện tập một lần tại nhà thờ trước ngày Hôn phối diễn ra.

Thông thường, lễ cưới tại nhà thờ sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:

Nhập lễ

Đúng giờ thánh lễ đã ấn định, đôi bạn trẻ, cha xứ, đội giúp lễ, bố mẹ cô dâu chú rể và một vài bạn trẻ Công giáo khác xếp thành 2 hàng theo thứ tự đã định trước cùng nhau tiến vào trong nhà thờ.

Sau khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, Thánh lễ bắt đầu.

Đôi bạn trẻ chuẩn bị tiến vào trong nhà thờ

Đôi bạn trẻ chuẩn bị tiến vào trong nhà thờ

Các nghi thức quan trọng trong thánh lễ

Sau khi nhập lễ, trình tự buổi lễ hôn phối sẽ diễn ra giống một thánh lễ thông thường. Tuy nhiên, sẽ có một vài nghi lễ cưới đặc biệt quan trọng phải diễn ra như:

Thẩm vấn cô dâu chú rể

Cha xứ lần lượt hỏi đôi bạn trẻ 3 câu hỏi có nội dung về sự tự nguyện yêu đương, về việc yêu thương nhau suốt đời và việc đón nhận con cái. 

Các câu hỏi này nhằm để xác nhận rằng cô dâu chú rể thực sự tin tưởng nhau, ý thức được việc kết hôn là tự do, mục đích của hôn nhân là chung thuỷ với nhau suốt đời, sống có trách nhiệm với nhau, cùng nhau nuôi dạy con cái.

Trao lời thề nguyện

Cô dâu chú rể đứng đối diện nhau và trao lời thề nguyện, hứa hẹn cùng sống gắn bó và yêu thương nhau suốt đời trước sự chứng kiến của cha xứ, người thân, bạn bè và toàn thể mọi người tham dự thánh lễ. 

Làm phép và trao nhẫn cưới

Sau bước thẩm vấn và trao lời thề nguyện, Cha xứ tuyên bố hai người chính thức là vợ chồng. Cô dâu và chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau.

Ký tên vào Sổ Hôn phối

Cô dâu chú rể lần lượt ký vào sổ hôn phối

Cô dâu chú rể lần lượt ký vào sổ hôn phối

Cô dâu chú rể cùng hai người làm chứng sẽ cùng ký tên mình vào Sổ Hôn phối để chứng nhận hai người đã thành vợ thành chồng trước mặt Thiên Chúa. Sổ hôn phối này được lưu trong văn khố của giáo xứ, làm căn cứ để làm sổ Gia đình Công Giáo.

Người làm chứng ký tên vào sổ Hôn Phối

Người làm chứng ký tên vào sổ Hôn Phối

Kết thúc thánh lễ

Sau một loạt các nghi thức của lễ cưới được diễn ra, cha xứ tuyên bố thánh lễ kết thúc. Cô dâu chú rể gửi lời cảm ơn Cha cùng người thân và quan khách đã đến góp mặt trong thánh lễ, gửi lời cám ơn các đơn vị đã hỗ trợ để thánh lễ thành công.

Sau khi kết thúc thánh lễ, người thân và bạn bè tranh thủ chụp những bức hình kỉ niệm cùng cô dâu, chú rể.

Cô dâu, chú rể chụp ảnh cùng bạn bè và cha xứ sau Thánh lễ

Cô dâu, chú rể chụp ảnh cùng bạn bè và cha xứ sau Thánh lễ

2. Chi phí làm lễ cưới trong nhà thờ

Làm lễ cưới trong nhà thờ chỉ bao gồm phần nghi lễ, không cần thuê địa điểm cũng như tổ chức tiệc ăn uống. Do đó, ngân sách để tổ chức lễ cưới cũng khá nhỏ và các đầu mục danh sách chi phí cũng khá đơn giản.

Để tổ chức được buổi lễ cưới thành công trọn vẹn tại nhà thờ, đôi bạn trẻ sẽ cần chuẩn bị các khoản chi phí sau:

Chi phí trang trí

Chi phí trang trí cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu trang trí và các nguyên liệu dùng để trang trí. 

Thông thường, các lễ cưới tại nhà thời thường sử dụng hoa tươi để trang trí trên ghế ngồi, lối đi chính giữa 2 dãy ghế trong nhà thờ…

Concept trang trí một buổi lễ cưới tại nhà thờ

Concept trang trí một buổi lễ cưới tại nhà thờ

Nếu bạn muốn đám cưới của mình thật lộng lẫy, bạn có thể sử dụng thêm nến sáng và nhiều hoa tươi…

Chi phí thuê trang phục, make up và chụp ảnh

Là nhân vật chính trong lễ cưới, cô dâu chú rể cần đầu tư ngoại hình thật chỉnh chu trong ngày trọng đại. 

Cô dâu chú rể trong lễ cưới tại nhà thờ

Cô dâu chú rể trong lễ cưới tại nhà thờ

Các chi phí này sẽ phụ thuộc vào loại trang phục, giá dịch vụ make up và chụp ảnh cô dâu chú rể định thuê.

Trang phục có chất liệu tốt, thiết kế đẹp mắt sẽ có giá cao hơn và giá make up hay chụp ảnh cũng sẽ khác nhau phụ thuộc vào độ uy tín, độ nổi tiếng, tay nghề của thợ make up, chụp ảnh.

Nên xem: Giá tổ chức tiệc cưới ở hà nội tất cả các địa điểm

3. Kinh nghiệm làm lễ cưới trong nhà thờ

Trước khi tổ chức đám cưới tại nhà, các cặp đôi theo đạo Công Giáo cần hoàn thành xong lễ cưới ở nhà thờ. Dưới đây là những kinh nghiệm quan trọng để làm lễ cưới trong nhà thờ thành công, cùng khám phá nhé! 

Hoàn tất sớm các thủ tục trước ngày lễ cưới diễn ra

Khi đã quyết định đến với nhau, các cặp đôi nên đến trình diện Cha xứ nơi hai người sinh sống sớm nhất có thể. Đôi bạn trẻ nên trình diện khoảng 6 tháng đến 1 năm trước đám cưới để có nhiều thời gian chuẩn bị các công việc khác cho ngày trọng đại.

Các bạn ở ngoài đạo, lấy chồng hoặc vợ người Công giáo thì càng phải trình diện sớm hơn bởi các thủ tục để chuẩn bị cho ngày lễ cưới trong nhà thờ sẽ lâu và phức tạp hơn so với người Công giáo.

Khi trình diện, cha xứ sẽ tư vấn kỹ càng cho 2 bạn về các công đoạn chuẩn bị lễ cưới từ khâu học giáo lý hôn nhân đến khâu lễ cưới hoàn thành. 

Bạn nên ghi nhớ kỹ và chủ động hoàn thành các thủ tục này sớm bởi nếu các thủ tục này chưa được hoàn thành thì thánh lễ hôn phối của hai bạn cũng chưa được diễn ra.

Chọn ngày hôn phối

Ngày diễn ra Thánh lễ Hôn phối sẽ do Cha xứ chọn dựa theo lịch Công giáo và cân nhắc theo nhu cầu nguyện vọng của các cặp đôi.

Bạn không nên lựa chọn ngày làm lễ cưới vào các dịp mà lịch Công giáo không cho phép tổ chức lễ cưới như Mùa Chay, Mùa Thương Khó…Nếu chọn vào khoảng thời gian này, lễ cưới của bạn sẽ không thể được diễn ra.

Sau khi ấn định ngày Hôn phối, việc kết hôn của các cặp đôi sẽ được đọc lên trong các ngày lễ tại nhà thờ. Việc rao hôn phối này có thể được thực hiện liên tục trong khoảng 2-3 tuần trước ngày cưới. Điều này để giáo hội xem xét nếu biết đôi bạn này có gì thiếu minh bạch hoặc có người ngăn trở thì phải đến trình cùng Cha xứ.

Cả cô dâu chú rể, đại diện hai gia đình và người làm chứng đều phải có mặt khi đến gặp Cha xứ làm thủ tục đăng ký thực hiện Lễ hôn phối.

Chọn trang phục cưới

Mặc dù nhà thờ không quy định trang phục bắt buộc dành cho cô dâu chú rể, nhưng điều đó không có nghĩa là các cặp đôi có thể ăn mặc tùy tiện khi cử hành thánh lễ. 

Bạn nên chọn trang phục lịch sự, kín đáo. Thông thường, các cô dâu hay chọn những những chiếc váy cưới kín đáo, có tay, dài chạm đất để phù hợp với nơi tôn nghiêm và sự thiêng liêng của buổi lễ.

Trang phục cưới lịch sự, kín đáo

Trang phục cưới lịch sự, kín đáo

Tránh chọn những chiếc váy cúp ngực, khoét sâu hay quá hở hang gây phản cảm và làm mất sự tôn nghiêm nơi thánh đường.

Trang trí nhà thờ trong thánh lễ

Công việc trang trí nhà thời trong thánh lễ Hôn phối sẽ do các hội đoàn, hội bà mẹ Công giáo, ca đoàn, thực hiện. Các cặp đôi cần liên hệ trưởng hội đoàn giáo xứ để gửi chi phí trang trí và lễ vật. 

Nếu như bạn muốn nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy hơn theo chủ ý của mình thì phải gặp Cha xứ để xin phép được bài trí. Sau đó, bạn mới liên hệ đến trưởng hội đoàn phụ trách để họp bàn và thống nhất thực hiện cách trang trí.

Ngoài ra bạn có thể thuê một địa điểm chuyên trang trí đám cưới tại nhà thờ giàu kinh nghiệm để tạo nên không gian lễ cưới trang nghiêm và lộng lẫy nhất.

Xem thêm: Những điều cần biết khi tổ chức tiệc cưới ở khách sạn

Việc trang trí nhà thờ cần được sự cho phép của Cha xứ

Việc trang trí nhà thờ cần được sự cho phép của Cha xứ

Tập luyện trước khi thánh lễ hôn phối diễn ra

Quy trình làm lễ cưới trong nhà thờ từ khâu nhập lễ đến khi đám cưới kết thúc bao gồm rất nhiều các nghi thức mà cô dâu, chú rể sẽ phải tham gia trực tiếp. Do đó, việc tập luyện trước các nghi lễ này trước khi lễ cưới diễn ra là điều vô cùng cần thiết.

Cô dâu đọc sách thánh tại nhà thờ trong thánh lễ hôn phối

Cô dâu đọc sách thánh tại nhà thờ trong thánh lễ hôn phối

Để tránh trường hợp do hồi hộp dẫn đến việc quên, hoặc nói vấp, ngập ngừng, làm ảnh hưởng đến thời gian và phá vỡ nghi thức, các bạn cần luyện tập nhiều lần ngay tại nhà thờ. 

Đồng thời, về nhà cũng cần phải ôn lại bài đọc sách thánh, học thuộc lời nguyện ước để thánh lễ Hôn phối diễn ra suôn sẻ.

Tổ chức một đám cưới trong nhà thờ mang giá trị tâm linh cao cả vì vậy càng chuẩn bị kỹ lưỡng càng tốt nhé cô dâu – chú rể. Hy vọng thông qua bài viết cả chàng và nàng có thể nắm vững kinh nghiệm làm lễ cưới trong nhà thờ để có một đám cưới tuyệt vời và đúng lễ nghi nhất.

Nếu bạn muốn có một buổi lễ cưới tại nhà thờ trong không gian vừa liêng thiêng lại vừa đẹp mắt, hãy liên hệ tới Cưới hỏi Phương Anh - đơn vị cung cấp dịch vụ trang trí cưới hỏi uy tín, chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những concept trang trí đẹp nhất.

Để yêu cầu dịch vụ trang trí lễ cưới trong nhà thờ của Cưới hỏi Phương Anh, mời bạn liên lạc tới số hotline 0969136536 hoặc để lại số điện thoại tại Đặt lịch hẹn, Phương Anh sẽ nhanh chóng liên lạc và tư vấn cụ thể cho bạn.

 

Xếp hạng: 3.7 (18 bình chọn)

Rất vui

khi được trò chuyện và đồng hành cùng bạn trong sự kiện quan trọng của cuộc đời hai bạn!

Gọi ngay 0969136536

DMCA.com Protection Status